Banner
Tin nổi bật

Hệ thống phòng cháy chữa cháy

13 Tháng 07, 2021

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ PCCC

Để đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC), người dân cũng như chủ đầu tư (CĐT) công trình cần thiết kế và lắp đặt hệ thống PCCC phù hợp với đặc thù công trình để có thể khắc phục được các đám cháy khác nhau. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, nhiều nơi ý thức của người dân và CĐT trong công tác PCCC chưa cao. Theo thống kê của Cục Cảnh sát PCCC và cứu nạn đã đưa ra con số thống kê 9 tháng đầu năm 2018 cả nước đã xảy ra 2.989 vụ cháy, khiến 73 người tử vong, 163 người bị thương. Tổng thiệt hại của vụ cháy lên tới 1.590 tỷ đồng, trong đó xảy ra nhiều vụ cháy lớn tại các khu dân cư, chung cư, chợ và trung tâm thương mại,… Vì vậy, việc tìm hiểu và xây dựng một hệ thống PCCC hiệu quả là vô cùng quan trọng.

Hệ thống phòng cháy chữa cháy BSe

Hệ thống phòng cháy chữa cháy là hệ thống được lắp đặt trong công trình (tòa nhà, chung cư, trung tâm thương mại, nhà máy,…) giúp con người phát hiện nhanh và chính xác nhất khi xảy ra cháy, đồng thời có thể dập tắt đám cháy một cách nhanh nhất.

Chúng tôi sẽ giới thiệu tổng quan về nguyên lý của hệ thống PCCC và một số giải pháp PCCC cơ bản cho các tòa nhà, để cung cấp cho người dân và CĐT những hiểu biết sơ bộ về PCCC, từ đó có thể lựa chọn giải pháp và lắp đặt các hệ thống hợp lí và hiệu quả.

Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ nguyên lý hình thành một đám cháy. Một đám cháy xảy ra dựa trên ba yếu tố cần là: Ôxy, nguồn nhiệt, chất cháy.

Và ba điều kiện đủ là: Ôxy phải lớn hơn 14%, nguồn nhiệt phải đạt tới giới hạn bắt cháy của chất cháy, thời gian tiếp xúc của 3 yếu tố đủ để xuất hiện sự cháy.

Như vậy, để phòng ngừa và dập tắt được đám cháy thì chúng ta cần loại bỏ một trong những yếu tố tạo thành sự cháy trên. Trên cơ sở đó, bốn phương pháp chính để dập tắt đám cháy được xây dựng như sau:

·        Phương pháp làm lạnh là hạ nhiệt độ của vùng cháy xuống thấp hơn nhiệt độ tắt dần hoặc hạ nhiệt độ của chất cháy xuống thấp hơn nhiệt độ bốc cháy của nó. Phương pháp này được áp dụng chủ yếu để dập đám cháy chất rắn, còn đối với chất lỏng và khí thì ít khi áp dụng vì việc hạ nhiệt độ của vùng cháy xuống thấp hơn nhiệt độ bốc cháy là rất khó để thực hiện.

·        Phương pháp cách ly các chất phản ứng với vùng cháy là ngăn cách sự tiếp xúc giữa các chất cháy và chất ôxy hoá ở vùng phản ứng cháy. Phương pháp này được áp dụng để dập tắt hầu hết các dạng đám cháy, tuy nhiên cần kết hợp phun nước làm mát để loại trừ sự cháy trở lại.

·        Phương pháp giảm nồng độ các chất phản ứng là làm cho nồng độ của các chất tham gia phản ứng cháy giảm xuống thấp hơn giới hạn bốc cháy của chúng. Có thể thực hiện phương pháp này bằng cách thay đổi tỷ lệ giữa chất cháy và chất ôxy hoá hoặc giữ nguyên tỷ lệ nhưng đưa thêm vào vùng cháy những loại chất trơ (không tham gia phản ứng cháy), cụ thể là bằng cách phun nước, phun sương hơi nước, khí trơ, bột chữa cháy.

·        Phương pháp kìm hãm (ức chế) hoá học phản ứng cháy là làm mất khả năng hoạt hoá các tâm hoạt động của phản ứng cháy chuỗi. Các chất được sử dụng để dập cháy theo phương pháp này gồm một số loại bột chữa cháy.

Thực tế, công tác PCCC thường sử dụng kết hợp nhiều phương pháp với nhau, một phương pháp sẽ đóng vai trò chủ đạo còn các phương pháp còn lại đóng vai trò bổ trợ.

Một khi đã nắm được những nguyên lí hình thành đám cháy và chữa cháy, việc hiểu cơ chế hoạt động của hệ thống PCCC sẽ trở nên dễ dàng hơn. Và để có hệ thống PCCC tốt, các nhà thi công cần có những giải pháp hiện đại, ưu việt.

Công ty Cổ phần Kỹ thuật Bình Sơn chúng tôi luôn đem đến những giải pháp tốt nhất từ việc khảo sát, thiết kế hệ thống PCCC cho đến việc cung cấp, thi công lắp đặt hệ thống PCCC. Việc thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy luôn đặt mục tiêu chất lượng hàng đầu với chi phí hợp lý tiết kiệm tối đa cho khách hàng.

Hệ thống PCCC được chia ra làm hai loại chính, đó là: hệ thống báo cháy và hệ thống chữa cháy. Trong đó:

·        Hệ thống báo cháy: là hệ thống có nhiệm vụ phát hiện đám cháy đang bùng phát và cảnh báo cho mọi người trong công trình và lực lượng cứu hỏa.

·        Hệ thống chữa cháy: là hệ thống có nhiệm vụ dập tắt đám cháy khi hệ thống báo cháy phát hiện và cảnh báo. Hạn chế sự lây lan của đám cháy ra môi trường xung quanh.

Hệ thống phòng cháy chữa cháy BSe

HỆ THỐNG BÁO CHÁY

Đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống phòng cháy chữa cháy bởi chính nó giúp phát hiện kịp thời được đám cháy đang bùng phát, đồng thời nó cũng cảnh báo cho mọi người đang sinh hoạt, làm việc trong công trình và lực lượng cứu hỏa gần nhất.

Thông thường, một hệ thống báo cháy gồm 3 phần đó là:

·        Trung tâm báo cháy: thường gồm bo mạch xử lý, bộ nguồn cấp, ắc quy dự phòng.

·        Thiết bị đầu vào: chủ yếu gồm đầu báo và công tắc khẩn cấp.

·        Thiết bị đầu ra: gồm có bảng hiển thị phụ, chuông báo, đèn báo và một vài phụ kiện phụ trợ khác (tùy công trình yêu cầu).

Mặt khác, hệ thống báo cháy lại được chia ra làm hệ thống báo cháy thông thường (tên đầy đủ tiếng anh là Conventional Fire Alarm System) và hệ thống báo cháy dựa theo địa chỉ (Addressable Fire Alarm system).

Làm thế nào để phân biệt hai hệ thống báo cháy trên?

·        Hệ thống báo cháy thông thường chỉ có khả năng báo cháy tổng quát cho một khu vực rộng.

·        Hệ thống báo cháy theo địa chỉ thì tiên tiến hơn nhiều, nó sẽ truyền dẫn tín hiệu từ từng đầu báo riêng biệt tới trung tâm điều khiển, phát hiện chính xác và cảnh báo chính xác khu vực xảy ra cháy để có biện pháp chữa cháy kịp thời.

Với ưu điểm nổi trội, hệ thống báo cháy địa chỉ ngày nay được lắp đặt tại các công trình quy mô lớn, cần phân chia ra các khu vực khác nhau.

HỆ THỐNG CHỮA CHÁY.

Như đã đề cập ở trên, hệ thống chữa cháy có tác dụng dập tắt hoặc hạn chế sự lan rộng của đám cháy trong công trình. Hiện nay, hệ thống này ở Việt Nam thường sử dụng 3 loại chính: sử dụng nước, bọt hoặc khí.

Sử dụng nước.

Hệ thống chữa cháy sử dụng nước thường được sử dụng nhất là hệ thống sprinkler – chữa cháy tự động với đầu phun kín luôn ở chế độ chờ sẵn.

Hệ thống sprinkler thông thường, đầu sprinkler được lắp đặt vào hệ thống ống chứa sẵn nước. Khi từng sprinkler riêng lẻ mở do nhiệt từ đám cháy kích hoạt thì nước ngay lập tức sẽ được phun ra. Có một số công trình lắp đặt hệ thống sprinkler hồng thủy thì lúc này, tất cả các sprinkler sẽ phun nước cùng một lúc khi mà hệ thống báo cháy đặt gần các sprinkler này được kích hoạt.

Ưu điểm của hệ thống này đó là lắp đặt nhanh, tốn ít chi phí, nhưng nhược điểm đó là không phù hợp với đám cháy lớn, và không thể áp dụng lâu dài, chỉ là phương pháp tạm thời. Bên cạnh đó, hệ thống này cũng dễ dàng gây hư hỏng cho các thiết bị và tài sản quý giá trong phạm vi chữa cháy.

Hệ thống chữa cháy sử dụng nước

Sử dụng bọt.

Nhược điểm của hệ thống chữa cháy bằng nước là không có tác dụng trong những đám cháy được hình thành từ chất lỏng dễ cháy (đám cháy loại B – xăng, dầu,…), vì vậy, người ta sử dụng hệ thống chữa cháy bằng bọt (Foam).

Thành phần chủ yếu của Foam gồm: nước, bọt cô đặc và không khí. Tùy thuộc vào loại bọt được sử dụng để chữa cháy mà cách chữa cháy của hệ thống bọt mỗi công trình sẽ khác nhau, có thể là phủ trùm lên trên bề mặt chất cháy một lớp bọt dày để cách ly chất đang cháy với không khí, hoặc là làm lạnh nhiên liệu bằng lượng nước đang có trong bọt.

Lưu ý: Tại thị trường hiện nay có rất nhiều nhà phân phối bọt chữa cháy với giá cả đa dạng. Tuy vậy, bạn cần lưu ý là mỗi một loại bọt thì có thành phần khác nhau, tốc độ chữa cháy cũng khác nhau. Khi phát hiện được đám cháy thì tốc độ chữa cháy luôn được ưu tiên hàng đầu nhằm hạn chế được thiệt hại về người và vật chất.

Do đó, đừng vì giá thành mà chọn loại bọt có tốc độ chữa cháy thấp hoặc hiệu suất làm việc thấp, bởi khi có sự cố cháy nổ thì thiệt hại về vật chất còn lớn hơn nhiều số tiền bạn bỏ ra mua bọt chữa cháy đó.

Hệ thống chữa cháy sử dụng bọt BSe

Sử dụng khí.

Khi đem so sánh với hệ thống chữa cháy sử dụng nước và bọt thì hệ thống chữa cháy sử dụng khí vượt trội hơn hẳn về hiệu suất làm viêc cũng như phạm vi chữa cháy bởi nó còn chữa được cả cho khu vực máy móc và các thiết bị điện tử.

Phổ biến nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay là sử dụng khí CO2 và khí trơ. Khí CO2 có nhiều ưu điểm nổi bật tuy nhiên do CO2 dễ gây suy hô hấp và có thể gây tử vong do hít phải quá nhiều nên hạn chế không sử dụng trong phòng có người. Mặt khác, nếu không biết cách sử dụng thì rất dễ bị bỏng lạnh.

Khi sử dụng khí trơ, bạn không còn băn khoăn vì nó không ảnh hưởng tới hệ hô hấp, hoàn toàn có thể sử dụng khi có người trong môi trường chữa cháy. Hiện nay, hỗn hợp khí trơ hay dùng gồm Carbon dioxit, Nito, Argon.

Hệ thống chữa cháy sử dụng khí BSe

Trên đây chỉ là những thông tin cơ bản nhất về hệ thống phòng cháy chữa cháy để các bạn dễ dàng phân biệt và hiểu được khái quát về hệ thống này.Quý đối tác khách hàng chưa biết lắp đặt hệ thống chữa cháy nào cho công trình của mình? Liên hệ ngay với Công ty Cổ phần Kỹ thuật Bình Sơn, chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể cho bạn.

 

Lĩnh vực liên quan
Hệ thống điện trung thế và  máy biến áp
Hệ thống điện trung thế và máy biến áp
Hệ thống BMS cho tòa nhà
Hệ thống BMS cho tòa nhà
Hệ thống điều hòa thông gió
Hệ thống điều hòa thông gió
Hệ thống điện, điện nhẹ
Hệ thống điện, điện nhẹ
Hệ thống Cấp thoát nước.
Hệ thống Cấp thoát nước.